Tại sao hiện nay logistics đang trở thành xu hướng? Các công ty logistics bao gồm những công việc gì và vận hành như thế nào? Bạn có thẻ phân biệt được logistics và quản lý cung ứng được hay không? chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Logistics là gì?
Logistic là quá trình lập kế hoạch và áp dụng vào công việc kiểm soát luồng chuyển giao hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên, nhiên liệu vật tư từ đầu vào và sản phẩm cuối cùng ( từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ)
Dịch vụ logistics gồm những gì?
Qua khái niệm trên chúng ta có thể hiểu được phần nào về logistic. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta có thể tìm hiểu qua những dịch vụ logistics bao gồm những gì.
Dịch vụ logistic bao gồm những dịch vụ sau:
- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
- Dịch vụ chuyển phát
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa
- Dịch vụ đại lý thủ tục hải quan, dịch vụ thông quan
- Dịch vụ khác bao gồm: kiểm tra vận đơn, môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa dịch vụ lấy mẫu và xác định trong lượng, dịch vụ nhận và chấp nhận hàng, dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải
- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
- Dịch vụ vận tải hàng không.
- Dịch vụ vận tải đa phương thức.
- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Đặc điểm về chủ thể của dịch vụ logistics:
Những thương nhân kinh doanh dịch vụ và khách hàng sử dụng dịch vụ điều là những chủ thể tham gia vào dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics do các thương nhân, nhà kinh doanh dịch vụ thực hiện chuyên nghiệp. Để hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics thương nhân cung ứng dịch vụ đòi hỏi cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phương tiện thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, có kỹ thuật tốt và đội ngũ nhân viên đáp ứng.
Người kinh doanh dịch vụ logistics có thể đảm đương một phần hay toàn bộ một phần hoặc toàn bộ các công đoạn từ nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục về hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu,… và nhiều công việc liên quan khác.
Nhà thương nhân có thể xây dựng chuỗi hoạt động logistics cho dịch vụ của mình trong chuỗi hoạt động logistics dưa trên cơ sở thiết lập nguồn lực, công nghệ của mình với các thương nhân khác một các có logic và hệ thống.
Trong chuỗi dịch vụ hậu cần, có các thương nhân quản lý và vận hành chuỗi hậu cần và thuê thương nhân tham gia vào tất cả các khía cạnh của chuỗi hậu cần. Thương nhân thay mặt mình quản lý và điều hành chuỗi hậu cần, ký hợp đồng với khách hàng để đưa hàng hóa của khách hàng vào chuỗi cung ứng do thương nhân xây dựng.
Khách hàng sử dụng dịch vụ logistics là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về dịch vụ phân phối hàng hóa. Khách hàng sử dụng dịch vụ logistics có thể là thương nhân hoặc không kinh doanh, chủ hàng hoặc không. Trong một số trường hợp đặc biệt, khách hàng sử dụng dịch vụ logistics có thể là người đại diện cho bên ký gửi và có trách nhiệm nhận hàng khi có bên ký gửi.
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một hoạt động chuỗi, là một mạng lưới kết nối của nhiều hoạt động liên quan đến sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng. Tóm lại, nó đảm bảo chu kỳ sống của sản phẩm và hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất.
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ bao gồm những hoạt động gì?
Hoạt động của Logistics
Logistics là giai đoạn trung gian để đưa hàng hóa (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu dùng càng nhanh càng tốt. Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước, quản lý đội xe, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản lý hàng tồn kho và lập kế hoạch cung cầu. Ngoài ra, hậu cần sẽ chịu trách nhiệm thu mua nguyên vật liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.
Hoạt động của Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp giữa địa điểm sản xuất-tồn kho và vận chuyển để đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu thị trường. Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần, bao gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến thu mua và mua sắm, bao gồm tất cả các hoạt động hậu cần.
Đặc điểm của dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp Dịch vụ logistics là dịch vụ phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do thương nhân thực hiện nhằm thu được thù lao. Dịch vụ Logistics có thể hỗ trợ tất cả các khâu trong hoạt động kinh doanh, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu, sản xuất cho đến khi sản phẩm được đưa ra khỏi doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics để hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro và chi phí.
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của dịch vụ logistics đã kéo theo những thay đổi trong cách thức sản xuất và vận hành. Các nước phát triển trên thế giới đã chuyển nền sản xuất hàng hoá cho các nước đang phát triển nhằm phát triển các nguồn tài nguyên giá rẻ như tài nguyên thiên nhiên và lao động. Một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam,… đã trở thành công xưởng lớn nhất thế giới khi sản xuất hầu hết các mặt hàng tiêu dùng của thế giới. Chính việc phát triển và hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics đã làm giảm chi phí trung chuyển, vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, trở thành cơ hội cho các doanh nghiệp tận dụng lợi thế của mình để cạnh tranh.
Người kinh doanh cung cấp dịch vụ logistics phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng bằng cách cung cấp một, nhiều hoặc tất cả các dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics và nhận thù lao từ các hoạt động đó. Dịch vụ hậu cần được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng song phương có tính bù trừ. Tùy thuộc vào cách khách hàng sử dụng dịch vụ mà nội dung hợp đồng có thể đơn giản hoặc phức tạp. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng có quyền yêu cầu thanh toán các khoản phí phát sinh do thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng hoặc bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Các kỹ năng cần thiết cho logistics
Khả năng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của quá trình hậu cần và dự đoán những rủi ro và hậu quả có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Đồng thời, cần xây dựng kế hoạch dự phòng nếu cần thiết.
Khả năng thích ứng và tính linh hoạt, đặc biệt là khi thay đổi chuỗi cung ứng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, logistics đang phát triển từng ngày.
Giữ bình tĩnh trước áp lực là phẩm chất cực kỳ quan trọng để bạn có thể hòa nhập với công việc, thực hiện các hoạt động một cách chính xác, tránh rủi ro và phá vỡ các “mắt xích” hậu cần nhất định.
Kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng đối với sự thành công của bạn trong lĩnh vực này.
Bất cứ khi nào có vấn đề về vận chuyển, nói chuyện thật lòng với khách hàng để cả hai bên cùng chia sẻ, cùng nhau giải quyết là hướng đi đúng đắn giúp xây dựng lòng tin của khách hàng và củng cố mối quan hệ hợp tác của công ty với các đối tác.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu qua về dịch vụ logistics của các công ty logistics hiện nay. Hy vọng với những thông tin trên chắn chắn sẽ cung cấp thêm kiến thức cho bạn về lĩnh vực này.