Kinh doanh shop hoa hiện nay ngày một phát triển dựa theo nhu cầu tăng cao của con người. Theo đó, với việc mở rộng và kinh doanh shop hoa cần phải trải qua quá trình và lập kế hoạch rõ ràng. Điều này đòi hỏi bạn phải biết nghiên cứu kỹ lưỡng và có sự đầu tư ngay từ ban đầu.
Kinh nghiệm mở cửa hàng bán hoa tươi
Mặc dù bắt đầu một cửa hàng hoa có thể là một ý tưởng kinh doanh hấp dẫn đối với bạn, nhưng để thành công, bạn vẫn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng bán hoa mà bạn cần tham khảo trước khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng bán hoa.
1. Xác định đối tượng khách hàng của cửa hàng hoa tươi
Với mục tiêu nhằm giúp công việc kinh doanh phát đạt và thuận lợi bạn phải biết cách kết nối với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Ngày trước, nhóm khách hàng có nhu cầu về hoa tươi phổ biến nhất vẫn là từ 30-64 tuổi. Nhưng ngày nay giới trẻ lại có nhu cầu về việc trang trí và làm quà bằng hoa tươi nhiều hơn
Ngoài việc sử dụng hoa tươi với mục đích trang trí thì còn được dùng trong các sự kiện, tổ chức tiệc cưới hỏi, tang lễ, sinh nhật,… Có thể nói kinh doanh hoa tươi là một thị trường tiềm năng vô cùng lớn.
2. Lựa chọn vị trí mở cửa hàng hoa tươi
Trước khi muốn kinh doanh bạn cần phải xem xét vị trí, địa điểm và đối tượng khách hàng mình hướng đến để lựa chọn. Cần mở cửa hàng ở những nơi có không gian đông đúc nhiều người qua lại. Không chỉ tập trung vào việc kinh doanh tại cửa hàng, bạn cùng cần phải tập trung vào việc kinh doanh trực tuyến để tăng lợi nhuận.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc kinh doanh và mở shop hoa thì đối thủ cạnh tranh là nguồn tư liệu mà bạn không thể bỏ qua. Đối thủ kinh doanh sẽ được phân ra thành nhiều dạng gồm: người bán hoa địa phương, các cửa hàng, người bán hoa và trồng hoa, người bán sỉ và lẻ.
Nên xem xét yếu tố về đối thủ cạnh tranh vào thị trường mục tiêu mà bạn đã đề ra ở mục trên. Cần tìm hiểu rõ xem họ tiếp cận khách hàng và cạnh tranh với các thương hiệu khác bằng cách nào. Thông qua quá trình phân tích đó để đưa ra những nhu cầu và mong muốn hiện tại của khách hàng mà hiện tại các shop hoa chưa đáp ứng được. Tiến hành lên kế hoạch cho việc đáp ứng nhu cầu này của khách hàng.
4. Chi phí mở shop hoa tươi
Khác với những mặt hàng kinh doanh khác, chi phí để bắt đầu kinh doanh sẽ không cao do bạn không cần dự trữ nhiều hàng tồn kho. Đa phần các chi phí bỏ ra thường được dùng để bảo quản và chăm sóc hoa vì đây là loại mặt hàng cần thường xuyên chăm sóc và bảo quản.
Một số chi phí khác có thể bao gồm tiền mặt bằng, các công cụ dụng của chăm sóc, cắt tỉa, các bản hiểu, nhãn hiệu, băng rôn, trang trí và trưng bày.
Chi phí của một cửa hàng hoa có thể thay đổi tùy thuộc vào việc bạn quyết định mở một cửa hàng hoa mới hay mua lại một cửa hàng hoa đã hoạt động trước đó. Tổng chi phí mở shop hoa thường từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng.
5. Tìm nhà cung cấp hoa tươi cho cửa hàng
Bạn có thể dễ dàng tìm được thu nập bất kể bạn kinh doanh loại hoa nào cho cửa hàng. Nguồn cung cấp có thể gồm nhiều nguồn khác nhau như tự trồng hoặc bạn có thể nhập trực tiếp từ các đại lý, các cá nhân buôn bán hoa trong nước và nhập khẩu.
Cách để đảm bảo cho sự an toàn là bạn nên cố gắng mua hoa từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau, việc này sẽ giúp bạn tránh được rủi ro về nguồn hàng bị thiếu hụt. Đồng thời bạn cần phải biết cách tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, cung cấp ổn định để bán chúng với giá tốt.
6. Làm thế nào để marketing cho cửa hàng hoa?
Để có được một chiến lược markleting tốt bạn cần phải biết đầu tư về thời gian, tiền bạc và sự nghiên cứu về nó đối với thị trường. Hoặc, bạn hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết được họ sẽ lafai, mua bao nhiêu, dùng vào việc gì? Dùng làm quà tặng hoặc có thẻ dùng để trang trí tiệc tùng, cưới hỏi, sinh nhật, đám tang,…
Một cách tiếp thị cửa hàng hoa của bạn đến vơi nhiều người là sử dụng nguồn tài nguyên từ marketing trực tuyến, facebook, instagram, tiktok. Bạn có thể chụp một vài kiểu dáng hoặc những thông tin về cửa hàng giúp cho khách hàng biết đến. Điều này sẽ giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng. Đồng thời, phát triển kênh website cũng là điều quan trọng cho kinh doanh. Sử dụng phần mềm quản lý cũng là cách kiểm soát các chi tiêu và nguồn hàng, có thể mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng và quản lý đơn hàng hiệu quả.
7. Những khó khăn khi mở cửa hàng hoa tươi
Theo kinh nghiệm thu thập cho thấy. Bạn phải mở cửa hàng vào lúc sáng sớm và đóng cửa vào tối muộn. Ngày và giờ hoạt động kinh doanh của bạn phải thường xuyên và linh hoạt. Đa số các cửa hàng hoa điều mở của và hoạt động 7 ngày/ tuần nhằm phục vụ khách hàng.
Vào những dịp đặt biệt như 14/2, 20/10, 8/3,… nhu cầu về hoa tươi của con người tăng mạnh. Vì vậy đòi hỏi năng suất làm việc và nguồn hàng phải linh hoạt. Bạn có thể thuê thêm nhân viên hoặc tăng cường đội ngũ vào những ngày này
Bạn cũng cần phải thường xuyên theo dõi và chăm sóc hoa, phải đảm bảo là giữ được hoa tươi lâu.
Cần nghiên cứu và nắm rõ thị trường, xác định số hoa nhập và bán ra trong ngày để tránh nguy cơ hoa héo úa, hỏng do để lâu.
Cửa hàng của bạn cũng cần phải thêm các dịch vụ gây được sự ấn tượng với khách hàng, cung cấp đầy đủ các loài hoa mà khách yêu thích. Với những việc như vậy mới có thể cạnh tranh lại với các đối thủ cùng ngành.
8. Bạn cần có kỹ năng nào để bắt đầu mở cửa hàng hoa tươi?
Người bán hoa là một trong số ít những công việc tập trung vào sáng tạo và thiết kế nhưng không yêu cầu giáo dục chính thức. Sự tinh tế, khả năng cảm nhận cái đẹp, kỹ năng cắm hoa, phối hợp màu sắc, v.v. là những gì mà bạn cần có nếu muốn kinh doanh cửa hàng hoa.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia các khóa học cắm hoa chuyên nghiệp với chi phí không quá đắt đỏ. Trong trường hợp cửa hàng của bạn tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp, bạn có thể đầu tư học các lớp nghệ thuật cắm hoa khác nhau để nâng cao tay nghề.
Sau khi tổng hợp được những kiến thức và kinh nghiệm trên tin chắc bạn đã có được một nền tảng cho công việc kinh doanh hiệu quả của mình sau này. Chúc bạn và shop hoa của bạn thành công.